Cẩm nang cho người đi XKLĐ: Những điều cần lưu ý về luật lao động UAE

Thị trường xuất khẩu lao động sang UAE đã có truyền thống tuyển lao động Việt Nam đi làm việc tại đây từ nhiều năm trước. Với chi phí đi thấp (khoảng 30 triệu đồng) và lương thực tế sau khi trừ các chi phí là khoảng 20 triệu đồng/ tháng, đặc biệt luật lao động được cải cách để đảm bảo quyền lợi của lao động nước ngoài làm việc tại đây, ngày càng nhiều lao động Việt Nam chọn UAE là một trong những điểm đến làm việc tốt nhất. Hàng năm LMK Việt Nam đưa hàng trăm lao động sang làm việc tại quốc gia giàu có này. Khi chọn đi XKLĐ tại UAE, lao động nên có những hiểu biết nhất định về luật lao động tại đây để nắm được quyền lợi và trách nhiệm của mình.

1. Nguồn lao động nước ngoài

Cẩm nang cho người đi XKLĐ: Những điều cần lưu ý về luật lao động UAE
Lao động nước ngoài làm việc tại công trường xây dựng tháp Burj Dubai – tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay

Lao động nước ngoài chiếm phần lớn lực lượng lao động của UAE (năm 2003 là 90%, chủ yếu là lao động giản đơn và bán lành nghề). Hầu hết lao động nhập cư làm việc ở quốc gia này đến từ các nước như Ấn Độ, Pakistan, Philippin, Nam Á.

Theo nghiên cứu của LMK Việt Nam, Lao động nước ngoài làm việc ở UAE được trả lương cao hơn so với khi làm trong nước.

2. Công đoàn

UAE không được phép thành lập công đoàn. Tuy vậy, người lao động có quyền thành lập hội đồng có sự tham gia của người sử dụng lao động (NSDLĐ) để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.

3. Thời gian làm việc

Theo quy định, số giờ làm việc là 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Tuy nhiên, trong các ngành khách sạn, thương mại, quán ăn tự phục vụ, bảo vệ, số giờ làm việc có thể tăng lên 9 tiếng/ ngày.

Thời gian lao động đi từ nhà đến chỗ làm không được tính vào thời gian làm việc.

Thời gian nghỉ giữa ca không được tính vào thời gian làm việc.

Giờ làm việc:
• Từ 8h đến 14h đối với các cơ quan Chính Phủ.
• Từ 9h đến 13h, và từ 16h đến 20h đối với các doanh nghiệp.
• Từ 8h đến 13h đối với Ngân hàng.

4. Nghỉ lễ

Ngày nghỉ cuối tuần ở UAE là thứ Sáu, thứ Bảy.

Lao động được trả lương đầy đủ trong những ngày lễ chính thức sau:

Ngày lễ

Số ngày nghỉ

Ngày mùng 1 tháng giêng Hijri

1 ngày

Ngày mùng 1 tháng giêng theo lịch Gregory XIII

1 ngày

Eid Al Fitr (cuối tháng ăn chay – tháng 9)

2 ngày

Eid Al Adha và Waqf

3 ngày

Ngày sinh người sáng lập đạo hồi Mohammed

1 ngày

Isra và Al Miaj

1 ngày

Ngày Quốc khánh 2/ 12

1 ngày

5. Nghỉ phép năm

Sau 1 năm làm việc, lao động được hưởng các chế độ nghỉ phép sau:
• 2 ngày mỗi tháng nếu làm việc được từ 6 tháng đến 1 năm
• 30 ngày 1 năm nếu làm việc được 1 năm trở lên
• Sau 2 năm làm việc liên tục đầu tiên, lao động thường được nghỉ thêm 18 ngày phép không lương.

Thực tế thời gian và thời điểm nghỉ phép phụ thuộc vào quyết định của NSDLĐ cũng như hợp đồng đã được thương thảo trước khi sang làm việc giữa người lao động và chủ sử dụng khi được LMK Việt Nam kết nối.

6. Nghỉ ốm

Nếu ốm, lao động phải báo cho NSDLĐ và có giấy chứng nhận của bác sỹ.

Trong thời gian thử việc, nếu bị ốm, lao động sẽ không nhận được khoản tiền nào.

Sau thời gian thử việc, nếu làm việc liên tục trong 3 tháng, lao động có quyền nhận tiền lương nghỉ ốm. Cụ thể:
• 15 ngày đầu được trả toàn bộ lương
• 30 ngày tiếp theo được trả nữa lương
• Các ngày sau đó không được trả lương

Sau tuần thứ 12 nghỉ ốm, nếu có chứng nhận của bác sỹ về tình trạng sức khỏe của người lao động không đủ để tiếp tục làm việc tại thời điểm đó, hợp đồng lao động có thể bị hủy bỏ.

Nếu lao động bị ốm do nguyên nhân tự mình gây ra (lạm dụng chất gây nghiện, rượu), sẽ không được trả lương trong thời gian nghỉ ốm. NSDLĐ có quyền sa thải nếu lao động không quay lại sau thời gian nghỉ ốm.

7. Tiền lương

Lương cơ bản được trả cho thời gian làm việc 10 tiếng/ ngày (trong đó, 2 tiếng làm thêm cố định), 4 ngày nghỉ/ tháng. Nếu lao động được NSDLĐ yêu cầu làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ thì tiền làm thêm giờ sẽ được trả theo quy định của luật lao động UAE.

Trong tháng Ramadan (tháng ăn chay của người Đạo Hồi), lao động chỉ phải làm việc 6 tiếng/ ngày. Nếu lao động vẫn làm như bình thường (8 tiếng/ ngày) thì sẽ được tính 2 tiếng làm thêm. Quy định này áp dụng cho tất cả lao động không theo Đạo Hồi.

8. Tiền thưởng

Hàng năm, lao động được thưởng 21 ngày lương trên tổng lương cơ bản.

NSDLĐ ngoài việc trả lương cơ bản và trợ cấp ăn theo hợp đồng còn dựa vào tiến độ công việc, yêu cầu sản phẩm mà áp dụng khoán sản phẩm vào mỗi thời điểm để khuyến khích sản xuất. Vì vậy, lao động có tay nghề sẽ có thu nhập cao hơn mức lương cơ bản.

9. Làm thêm giờ

NSDLĐ có thể đề nghị lao động làm thêm giờ tùy vào yêu cầu, tính chất công việc. Tuy vậy, NSDLĐ không được phép yêu cầu lao động làm 2 ngày thứ Sáu liên tục.

Tiền làm thêm giờ được tính như sau:
• Lao động được trả cho giờ làm thêm ít nhất là 125% lương cơ bản. Nếu làm từ 9h tối đến 4h sáng ngày hôm sau, lao động sẽ được cộng thêm 50% tiền lương cơ bản.
• Lao động do yêu cầu công việc mà phải làm ngày thứ Sáu hoặc ngày lễ thì sẽ được trả 150% lương cơ bản hoặc nghỉ bù vào hôm khác.

10. Tai nạn lao động

Nếu lao động qua đời hoặc bị thương trong thời gian làm việc do tai nạn lao động, NSDLĐ hoặc người đại diện phải báo ngay với cảnh sát và Phòng lao động để làm thủ tục bồi thường cho lao động bị nạn.

Lao động sẽ được trả đầy đủ chi phí khám chữa bệnh trong thời gian 6 tháng. Sau thời gian đó, lao động sẽ chỉ được lo ½ chi phí chữa trị cho đến khi bình phục hoặc có giấy chứng nhận qua đời.

11. Chế độ bảo hiểm

a. Bảo hiểm tai nạn

Các công ty sử dụng lao động phải mua bảo hiểm tai nạn lao động cho lao động, và chịu toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho lao động bị tai nạn. Trong thời gian nghỉ việc do tai nạn lao động, lao động sẽ được hưởng nguyên lương cơ bản.

Lao động không được bồi thường tai nạn trong trường hợp:
• Lao động cố ý làm thương chính mình.
• Lao động chết vì ảnh hưởng của say rượu bia hoặc say thuốc.

b. Bảo hiểm y tế

NSDLĐ phải làm thẻ khám sức khỏe cho người lao động.

12. Hệ thống thuế

Lao động làm ở UAE không bị đánh thuế thu nhập, không bị khấu trừ 1 khoản nào cho an ninh xã hội.

13. Hợp đồng lao động

Hợp đồng của người lao động sẽ được nộp cho Bộ lao động, thay vì cho nhà tuyển dụng như trước đây. Các dạng “lao động tự nguyện” mà không có giấy tờ hợp pháp sẽ bị ngăn chặn. Điều này cũng hạn chế hiện tượng lao động nước ngoài ký một hợp đồng trước khi họ rời khỏi nước của họ và buộc phải đàm phán lại mức lương thấp hơn khi họ đến UAE làm việc.

Bình luận