Đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út và những điều cần lưu ý về đạo đức nghề nghiệp

Ả Rập Xê Út là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất, là cái nôi của Đạo Hồi. Khi đi xuất khẩu lao động tại đất nước Hồi giáo giàu có này, lao động Việt Nam cần lưu ý một số điều sau để nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đây, làm việc tốt và nâng cao thu nhập.

1. Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nói chung và Ả Rập Xê Út nói riêng phải xác định rõ mục đích và quyết tâm của bản thân là đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, phải xa gia đình, người thân một thời gian dài, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, chưa quen với phong tục tập quán, đồ ăn, ngôn ngữ bất đồng,… Người lao động phải ý thức được điều này và vượt qua

2. Cường độ làm việc trong các nhà máy, công trường Ả Rập rất cao, đòi hỏi lao động phải có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tác phong công nghiệp, chấp hành nội quy nơi làm việc. Bạn phải tuân thủ quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh an toàn lao động.

3. Người lao động phải tuân thủ nội quy ăn ở, sinh hoạt ở ký túc xá. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản của chính mình và của ký túc xá. Nếu làm hỏng, mất tài sản ở ký túc xá, người lao động sẽ phải đền, nếu nghiêm trọng có thể bị buộc về nước. Trong thời gian nghỉ, bạn nên đọc sách, chơi thể thao, hoặc có các hoạt động giải trí lành mạnh khác. Không tổ chức chơi bài ăn tiền, sát phạt nhau dẫn đến hậu quả xấu. Nên đi lại nhẹ nhàng, không mở nhạc quá to, quá khuya làm ảnh hưởng đến người khác.

Đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út và những điều cần lưu ý về đạo đức nghề nghiệp_1
Chỗ ở của lao động Việt Nam tại một công ty Ả Rập Xê Út

4. Khi lên xe đến nhà máy làm việc, cũng như khi trên các phương tiện công cộng như xe buýt, bạn không nên chen lấn, xô đẩy nhau, không nói chuyện to. Phải xếp hàng theo thứ tự, lên xuống trật tự.

5. Vào ngày nghỉ lễ và cuối tuần, nếu được yêu cầu làm thêm giờ, bạn nên tham gia làm thêm để kiếm thêm tiền. Hạn chế đi ra ngoài (kể cả thăm bạn bè, đi chơi, đi mua sắm,…) để đề phòng mất cắp, tại nạn hoặc những sự cố đáng tiếc.

6. Khi đi ra ngoài, phải ăn mặc gọn gàng. Không vứt rác bừa bãi, không tụ tập thành nhóm đông gây ồn ào nơi công cộng. Muốn nghỉ phải tìm chỗ ngồi, không ngồi xổm, nằm trên ghế công viên, vườn hoa hay nơi công cộng.

7. Phải tuân thủ luật giao thông. Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không được tự ý băng qua đường sẽ rất nguy hiểm. Nếu bạn đi xe buýt, phải chú ý lên xuống đúng bến, mua vé theo hướng dẫn.

8. Khi mua bán ở chợ, siêu thị, giải trí ở nơi công cộng, bạn không được chen ngang, xô đẩy mà xếp hàng theo thứ tự, tuân theo quy định. Khi vào siêu thị hay bất kỳ nơi nào, bạn không được có hành vi ăn cắp (lấy hàng mà không thanh toán tiền). Nếu làm như vậy sẽ bị phát hiện và trục xuất ngay lập tức.

9. Trong thời gian làm việc ở Ả Rập, người lao động nên luyện tập tiếng Anh, chăm giao tiếp để nâng cao trình độ ngoại ngữ và kiến thức văn hóa, xã hội. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc.

10. Không được hút, tiêm chích hoặc buôn bán, vận chuyển tàng trữ ma túy. Nếu bị phát hiện, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị tử hình.

11. Khi bạn bị lừa đảo, trộm cướp, bạo lực:

  • Nếu bạn đưa tiền cho người khác giữ hoặc cho người khác vay tiền, nhớ viết giấy cam kết vay nợ có xác nhận của hai bên.
  • Nếu người vay tiền bỏ trốn hoặc không chịu trả nợ, bạn nên trình báo cảnh sát và yêu cầu cảnh sát giúp đỡ.
  • Nếu nhà bạn bị trộm lấy đi đồ đạc quý giá, bạn phải giữ nguyên hiện trường, gọi cảnh sát để trình báo. Khi khai báo, nói rõ mình là lao động nước ngoài làm việc tại Ả Rập Xê Út.
  • Nếu bạn bị người Ả Rập Xê Út hoặc người khác đánh, trước tiên giữ lại bằng chứng đánh đập và trình báo cảnh sát. Nếu có vết thương, phải đến bệnh viện khám chữa, giữ lấy giấy chứng thương để làm bằng chứng.

12. Khi bị tai nạn giao thông, dừng xe lại, lấy số xe, số điện thoại, địa chỉ của người gây tai nạn; giữ nguyên hiện trường, chứng cớ, gọi cho cảnh sát qua số 999; gọi xe cấp cứu để cứu người bị nạn. Trong trường hợp không nắm được thông tin nào, cũng cần gọi cảnh sát để trình bày sự việc. Nếu bạn bị thương, bạn phải đến bệnh viện xử lý vết thương. Nên nhớ lấy giấy chứng thương của bệnh viện để làm đơn yêu cầu người gây tai nạn hoặc công ty bảo hiểm bồi thường.

Bình luận