41.000 người bị mất việc: Xuất khẩu lao động có phải là giải pháp tốt ?

41.000 người bị mất việc: Xuất khẩu lao động có phải là giải pháp tốt ?
Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại hội nghị trực tuyến mới diễn ra, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm là khoảng 1.230 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố. Các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều là dệt may (226 doanh nghiệp), da giày (109 doanh nghiệp), chế biến gỗ (196 doanh nghiệp)…

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng là hơn 472.000 lao động. Trong đó, nhiều nhất là ngành nghề dệt may với khoảng 131.000 lao động (chiếm gần 28%), da giày với hơn 171.000 lao động (36,3%), chế biến gỗ với hơn 63.000 lao động (chiếm hơn 13%)… Cụ thể, số lao động bị thôi việc, mất việc là hơn 41.000 người (8,8%); giảm giờ làm (giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động) là hơn 430.000 người (91,2%).

Một trong những giải pháp tốt nhất chính là xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò và ưu thế của một phương thức đổi mới giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị hơn. Xóa đói giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy sự luân chuyển giá trị nguồn ngoại tệ để góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập sẽ gấp 5 đến 10 lần so với thu nhập trong nước. Xuất khẩu lao động còn là công cụ để chuyển giao trí tuệ, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp học hỏi, đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Bình luận