Ưu tiên hàng đầu của người lao động
Đó là kết quả của một khảo sát trên phần lớn những người đang đi làm và một nhóm nhỏ sinh viên đang chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động, được thực hiện bởi Jobs_that_makesense châu Á (nền tảng chuyên về các công việc hướng đến thúc đẩy tiến bộ xã hội và môi trường) và Manpower (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự).
Báo cáo “Tìm kiếm ý nghĩa trong công việc” phân tích ý kiến phản hồi của 2.023 người tham gia từ sáu quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 274 người đến từ Việt Nam.
Theo khảo sát, khi tìm kiếm một công việc mới, 40% số người được hỏi ở Việt Nam xác định mức lương và sự ổn định trong công việc là ưu tiên hàng đầu. 1/3 số người được hỏi đánh giá cao sự thăng tiến nghề nghiệp và phát triển cá nhân.
Đặc biệt, việc theo đuổi mức lương cao không phải vì họ mong muốn giàu có hơn mà nhằm mục đích chu cấp và mang đến một cuộc sống thoải mái hơn cho gia đình.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng khoảng 11% số người Việt được hỏi cảm thấy rất hài lòng về mức độ ý nghĩa mà vị trí việc làm hiện tại đem lại. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, 98% người tham gia khảo sát từ 6 quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam, và Thái Lan) cho biết việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Chỉ 1/5 (21%) số người được hỏi ở Đông Nam Á cho biết họ hiện cảm thấy “rất hài lòng” với mức độ ý nghĩa mà công việc hiện tại.
1/3 đánh giá cao sự thăng tiến nghề nghiệp và phát triển cá nhân; 26% tin rằng việc duy trì sự cân bằng tích cực giữa công việc và cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng nếu muốn đạt đến sự hài lòng trong công việc.
85% số người được hỏi cho biết rằng danh tiếng của một công ty về trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại công ty đó của họ.
8/10 người Việt Nam (chiếm 87%) được hỏi đồng ý rằng những Hành động nhằm thúc đẩy tính đa dạng, công bằng và hòa nhập tại nơi làm việc và các mục tiêu xã hội khác.
Yếu tố cải thiện điều kiện làm việc (giờ làm việc linh hoạt, bảo hiểm y tế toàn diện và trả lương bình đẳng) là hành động mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để nâng cao ý nghĩa trong công việc cho người lao động.
Ba thách thức hàng đầu mà những người Việt phải đối mặt khi tìm kiếm việc làm có ý nghĩa là: Các cơ hội việc làm xanh và việc làm vì cộng đồng còn hạn chế; Phải cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân với mong muốn nghề nghiệp; Thiếu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cần thiết.
Thu hút nhân tài, doanh nghiệp cần làm gì?
Trước thực tế trên, ông Simon Matthews, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ManpowerGroup đã quan sát thấy sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong thái độ và kỳ vọng của người lao động Việt Nam đối với doanh nghiệp, môi trường làm việc và đặc biệt là tính chất công việc của họ trong năm vừa qua.
“Với những thay đổi sâu sắc trong quan điểm của lực lượng lao động Việt Nam, các cam kết của một công ty đối với trách nhiệm xã hội và môi trường càng trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định nghề nghiệp.
Nếu muốn tìm cách thu hút và giữ chân những nhân tài, doanh nghiệp không chỉ cần dành nhiều ưu tiên cho các thực hành đạo đức và sáng kiến bền vững mà còn phải thể hiện nó một cách tích cực thông qua các hành động cụ thể”, ông Simon Matthews cho hay.
Ông Matthew nhấn mạnh, bằng cách nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp coi trọng tính liêm chính về mặt đạo đức và đề cao phát triển bền vững, các doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh tích cực. Như vậy, nơi đây không chỉ là nơi làm việc lý tưởng với người lao động mà còn là tổ chức có nhiều đóng góp có trách nhiệm cho xã hội và môi trường.
Hai yếu tố quan trọng nhất được quan tâm đó chính là sự ổn định và mức thu nhập. 2 yếu tố này được thấy rất rõ trong xuất khẩu lao động khi một công việc sẽ mang yếu tố lâu dài và có thể gia hạn thêm nếu anh chị em muốn tiếp tục. Với mức thu nhập của những công việc tương đương trong nước thì mức lương ở Châu Âu sẽ cao gấp từ 2-3 lần. Đây có thể là yếu tố then chốt để mọi người có một cái nhìn chi tiết hơn về việc chọn xuất khẩu lao động để có thể hài lòng với công việc và cuộc sống của mình.
Nguồn: Dân Trí.
Bình luận