VẤN ĐỀ TĂNG NĂNG XUẤT CẠNH TRANH TẠI EU VÀ BỐI CẢNH NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những tác động kinh tế – xã hội và vấn đề dịch chuyển lao động trên Thị trường chung EU? Dự báo nào liên quan đến dịch chuyển lao động trong những năm tới? ngay sau đây là bài nghiên cứu của LMK Viet Nam.

 

Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu và các khu vực lân cận, việc mở rộng liên kết đã tạo ra sự phân bổ lại lực lượng lao động thuộc các ngành công nghiệp tại các quốc gia. Đơn cử như Romania, sau khi kết nối vào Liên minh châu Âu, nhu cầu về vốn, nhu cầu tăng năng suất cạnh tranh trên thị trường EU và việc phân bổ mức lương bình quân cho lao động trong nước đã dẫn đến việc tăng cường quá trình di cư của lực lượng lao động trong nước, đặc biệt là sang các nước Tây Âu. .

Ví dụ: Trong số hơn hai triệu người Romania làm việc ở nước ngoài (chiếm gần 10% tổng dân số), 40% đã chọn làm việc ở Ý, 18% ở Tây Ban Nha, 5% ở Đức. 

Trong ngữ cảnh này, nhiều câu hỏi xuất hiện đề cập đến các vấn đề về thiếu hụt lực lượng lao động trong nước, nhưng nhìn chung, một câu hỏi luôn được xuất hiện đó là:

Liệu Có bao nhiêu công dân Romania tiếp tục ở lại nước ngoài nếu công việc ở nước đó phù hợp với chuyên môn của họ? 

Con số lực lượng lao động trong nước có đáp ứng được so với tốc độ phát triển và cạnh tranh hay không?

 

 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và điều đó càng phức tạp hơn khi diễn biến của đại dịch Covid đang là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu.

Hiện vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, tuy nhiên có thể nhận thấy. Kể từ thời điểm gia nhập EU, để bù lại cho sự thiếu hụt lao động trong nước, Romania đã và đang tích cực tìm kiếm nguồn lao động dồi dào ở một số các nước khác, cụ thể một số nước có nguồn lao động dồi dào như Nê Pan, Ấn Độ và Việt Nam…Đây được xem là cơ hội cho nhiều người Việt muốn thay đổi mức thu nhập, thay đổi tích lũy và thay đổi cuộc sống.

Nguồn lực lao động Việt Nam so với các nước khác

Ở thời điểm hiện tại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Xuất khẩu lao động được coi là một hoạt động Kinh tế – Xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài.

(Với tình hình dịch Covid như hiện tại, trong khi Ấn Độ và Nê Pan có mức độ bùng phát dịch bệnh khó kiểm soát thì Việt Nam đang làm tốt công tác phòng chống dịch và đây cũng là điểm nhấn hỗ trợ người Việt đi xuất khẩu lao động an toàn).

 

Tiêu chí của công ty LMK Việt Nam với đối tác và người lao động

Với đối tác

Nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, Công ty cổ phần LMK Việt Nam với vai trò là cầu nối đã chủ động phát triển và mở rộng hợp tác lao động với nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, trong đó tiêu biểu có Romania. Với phương châm là Thành công của bạn là thành công của chúng tôi”, công ty luôn nỗ lực làm việc hết mình để mang đến cho khách hàng lực lượng công nhân tốt nhất tay nghề ổn định nhất.

 

 

Với các ứng viên, người lao động

Trong nhiều năm qua, LMK Việt Nam không ngừng mở rộng và hoàn thiện hơn. LMK Việt Nam lấy nền tảng của đội ngũ cán bộ giỏi tạo nên thế mạnh và làm nên thương hiệu của công ty. LMK Việt Nam chủ động liên kết với chính quyền địa phương ở nhiều tỉnh thành, chủ động mở rộng trung tâm đào tạo tại Hà Nội và liên kết hệ thống đào tạo tại các trường nghề được trải dài từ Bắc vào Nam, liên kết nhiều nhà máy, xí nghiệp, các công ty vận tải, công ty xây dựng, các công ty đóng tàu lớn… nhằm đưa các công nhân đến tiếp cận thực tế các công việc.

Với hệ thống toàn diện luôn đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giảng viên nhiệt tình tận tụy sẽ bồi đưỡng đầy đủ kiến thức về quản lý, vốn ngoại ngữ, kỹ năng lao động, an toàn lao động, tuân thủ nội quy làm việc…cho các ứng viên. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần LMK Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, tín nhiệm của nhiều đối tác nước ngoài và khách hàng.

Lao động và làm việc tại Romania, các ứng viên sẽ thắc mắc gì?

Khi quyết định sẽ ứng tuyển để làm việc tại nước ngoài, người lao động sẽ đặt ra nhiều câu hỏi đối với nhà tuyển dụng. Một số câu hỏi có thể được gợi ý như sau:

  • Công ty ở nước sở tại sẽ tiếp nhận tạm thời nhân viên Việt Nam hay có thể cho họ rời đi trong thời gian ngắn?
  • Nếu năng lực của người lao động chưa thích hợp, nhà tuyển dụng sẽ phải làm gì để giúp các ứng viên ?  
  • Những quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu áp dụng sự phân biệt đối xử trên thị trường lao động của mình? 
  • Những công dân Việt Nam thực sự có khả năng tham gia lao động tốt, họ có thể định cư ở nước sở tại họ muốn đến và được tuyển dụng theo năng lực của họ không? 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và điều đó sẽ được đội ngũ chuyên viên của Công ty cổ phần LMK Việt Nam giải đáp và hướng dẫn đầy đủ nhất để tìm những đơn hàng xuất khẩu lao động phù hợp đối với từng cá nhân.

Nguồn: LMK Việt Nam

Bình luận