Câu hỏi: Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TPHCM) muốn biết mô hình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp sử dụng lao động ntn?
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đề cập nhiều cử tri cho rằng bài toán việc làm đang đặt ra với hàng triệu lao động sau dịch. Với lao động nữ, vấn đề càng nan giải, Nguy cơ bất bình đẳng giới vì vậy càng gia tăng. Giải pháp nào tạo sinh kế, việc làm cho lao động nữ thời gian tới?
Trong phiên chất vấn, sau khi tiếp nhận các câu hỏi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã tổng hợp và trả lời về năng lực dự báo với thị trường lao động. Bộ trưởng chia sẻ, đây là vấn đề trăn trở của ngành. Trên thực tế, thị trường đang có 2 vấn đề lớn là đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường; chất lượng lao động thấp dẫn đến năng suất lao động thấp, mức độ đào tạo, bằng cấp của lao động thấp so với khu vực. Thực tế này đúng là xuất phát từ việc dự báo cung cầu lao động còn yếu.
Bộ trưởng trình bày. “Tôi từng làm việc và yêu cầu thử dự báo nhu cầu cung cầu ngắn hạn trong 4 tháng. Kết quả, số người tham gia vào thị trường lao động ở khu vực còn thiếu, nếu có mức lương tốt lập tức thay đổi. Vậy nên nếu không nhanh chóng xây dựng công cụ dự báo cung cầu lao động ở cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thì thị trường sẽ còn những vấn đề bất cập”
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời trong phiên chất vấn trước Quốc hội
Vấn đề khác là liên kết đào tạo nghề còn lỏng lẻo. “Các quốc gia phát triển, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà trường đã diễn ra hàng trăm năm”. Bộ trưởng dẫn chứng, “ở Đức, mỗi doanh nghiệp đều phải là một trường nghề, mỗi trường nghề đều có đủ máy móc, thiết bị cho học sinh học. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, ở các nước phát triển, doanh nghiệp cho rằng đào tạo người lao động là bắt buộc, còn ở Việt Nam, hiện một số doanh nghiệp đã bắt đầu xúc tiến việc này nhưng chủ yếu vẫn là trông chờ kết quả đào tạo nghề của trường lớp. Vậy nên việc liên kết này vẫn chưa đưa lại hiệu quả. Bộ Lao động đã yêu cầu các trường nghề lớn hiện nay ký kết cụ thể với doanh nghiệp, từ khâu đặt hàng đào tạo tới chỗ làm để sinh viên chưa ra trường đã biết bản thân mình về đâu”.
Vấn đề hỗ trợ với phụ nữ, Bộ trưởng khẳng định, “Nghị quyết 68 có những nội dung dành riêng cho hỗ trợ phụ nữ. Trong chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, 7 chính sách thì có một chính sách dành riêng cho phụ nữ. Tới đây, ngành cũng xây dựng kế hoạch hành động 10 năm với ILO về thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm”.
Người lao động sợ nhất là trở lại làm việc rồi lại có dịch, lại phải về nhà
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng được mời tham gia trả lời chất vấn tại nghị trường. Phó Thủ tướng bày tỏ, 10 phút để nói về lĩnh vực lao động là thời lượng rất hạn chế.
Bộ trưởng Lao động Đào Ngọc Dung đã giải đáp khá toàn diện các vấn đề. Phó Thủ tướng chỉ tập trung vào vấn đề giải quyết chính sách với người lao động từ các địa điểm làm việc trở về quê hương. Phó Thủ tướng cũng đề cập tích cực tìm các biện pháp nhằm chủ động lo vaccine phòng bệnh cho người lao động, bố trí đón người lao động trở lại. “Các nước cũng đang trong tình trạng như Việt Nam, Singapore, Malaysia thiếu tới gần 1 triệu lao động, còn phải tính mở cửa đón lao động nước ngoài vào. Nước nào cũng có những gói hỗ trợ lớn để hỗ trợ người lao động. Việt Nam cũng cần phải có những tính toán căn cơ” – ông Đam nói.
Theo: https://dantri.com.vn/
Bình luận