Bài 1. Giới thiệu cơ bản về Hàn Hồ Quang Tay

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn mới bắt đầu làm quen với ngành hàn.

Mình sẽ giới thiệu cơ bản nhất để có thể hiểu được Hàn Hồ quang tay là gì.

Năm 1881 Auguste De Meritens là người thực hiện thành công ý tưởng dùng hồ quang điện cực các bon nối các tấm chì với nhau. Năm 1907 Oscar kjellberg(người Thụy Điển) được cấp bằng sáng chế cho hàn hồ quang tay bằng que hàn có vỏ bọc mà chúng hay dùng ngày nay. Hàn hồ quang tay ( hay còn gọi là hàn que ) là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường có vỏ bọc), trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang ,dịch chuyển que hàn ,thay que hàn ,vv..) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

Đặc điểm Hàn Hồ Quang Tay

  • Hàn được ở mọi tư thế trong không gian.
  • Dùng được cả dòng một chiều(DC) và xoay chiều(AC).
  • Năng suất thấp do cường độ hàn bị hạn chế.
  • Hình dạng ,kích thước và thành phần hóa học mối hàn không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động ,làm cho phần kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn thay đổi.
  • Chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn nhỏ.
  • Bắn tóe kim loại lớn và phải đánh xỉ.
  • Điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại(do tiếp xúc bức xạ,hơi,khí độc).
  • Dễ tạo khuyết tật nên chất lượng mối hàn không cao.

Phạm vi ứng dụng Hàn Hồ Quang Tay:

  • Do tính linh hoạt ,sự đơn giản của thiết bị và quy trình hoạt động của hàn hồ quang tay,nên nó là phương pháp hàn phổ biến nhất trên thế giới.
  • Thích hợp cho hàn các chiều dày nhỏ và trung bình ở mọi tư thế trong không gian.
  • Chiếm ưu thế so với phương pháp hàn khác trong công nghiệp sữa chữa và phục hồi.
  • Sử dụng rộng rãi trong xây dựng kết cấu thép và chế tạo công nghiệp.
  • Thường hàn thép các bon ,thép hợp kim cao và thấp,thép không gỉ,gang xám và gang dẻo.Ít phổ biến cho hàn kim loại màu :Niken,Đồng ,nhôm và hợp kim của chúng

Để có thể thực hiện hàn hồ quang tay thì các bạn cần chuẩn bị các đồ nghề cần thiết sau:

  • Máy hàn (Nguồn hàn)
  • Kìm hàn
  • Kẹp mát
  • Phôi hàn
  • Que hàn
  • Dụng cụ bảo hộ (găng tay, mặt nạ…)

Cách đấu nối thì có 2 phương pháp

  • Phương pháp nghịch cho mối hàn có độ ngấu cao
  • Phương pháp thuận giúp tăng độ rộng mối hàn

Có 2 cách để mồi que hàn

  • Phương pháp mổ thẳng là mổ thẳng que hàn vào phôi. Phương pháp này thường dùng cho người có kinh nghiệm
  • Phương pháp quẹt diêm là kéo que hàn 1 đường dài trên bề mặt phôi

Lưu ý khi hàn chúng ta thường bị dính que hàn, lý do chủ yếu là do điện yếu, cần phải tăng dòng điện, và khi bị dính thì ta nên lắc mạnh cổ tay đồng thời kéo mạnh để dứt que hàn ra khỏi phôi.

Đầu tiên chúng ta sẽ thực hành phương pháp hàn mặt ghép nối:

  • Góc que hàn sẽ nghiêng khoảng 75 độ so với trục đường hàn và que hàn vuông góc với mặt phôi.

  • Phương pháp dao động hàn mặt ghép nối gồm:

+ đi thẳng, là đưa que hàn từ từ theo môt đường thẳng so với trục đường hàn

+ răng cưa, là đưa que hàn zic zắc theo hình răng cưa

+ vòng tròn lệch, là đưa que xoắn lò xo vòng tròn lần lượt

Đối với mỗi mặt ghép nối tùy vào độ rộng của mối hàn mà chúng ta sẽ áp dụng dao động cho hợp lý.

Để đăng ký học hàn các bạn liên hệ:

Công ty cổ phần LMK Việt Nam, Tòa nhà Mỹ Đình Plaza, số 138 Trần Bình, Nam Từ Liêm Hà Nội

Điện Thoại: 0936284566 – (024) 73 001 333

Công ty đảm bảo khi học xong các bạn sẽ có cơ hội đi làm việc tại khu vực Châu Âu hoặc Trung Đông.

Bình luận