Lao động được công ty Cổ phần LMK Việt Nam đưa ra sân bay để đi làm việc ở nước ngoài
Xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trường hợp trong thời hạn làm việc theo hợp đồng, lao động Việt Nam tự ý bỏ về nước thì sẽ phị xử lý thế nào? Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp người Việt Nam lao động ở nước ngoài và bỏ trốn về Việt Nam sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.” (Điều 35)
Như vậy, người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài mà bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng thì có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục quy định ở khoản 3 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Bình luận